Ích kỷ là một đức hạnh


Đây là bài phỏng vấn do Dave Rubin thực hiện với sự tham dự của các giảng viên triết học: tiến sĩ Onkar Ghate và tiến sĩ Tara Smith. Đoạn trích lược sau bàn về chủ đề 'sự ích kỷ', một chủ đề lớn của triết học Chủ nghĩa Khách quan và là một thuật ngữ gây tranh cãi hiện nay: liệu ích kỷ là làm hại người khác để được lợi cho mình? Liệu ích kỷ là không giúp gì cho người khác? .v.v.

...

Tara: Có rất nhiều việc chúng ta phải cố gắng làm để chăm sóc tốt bản thân mình, cơ bản thì điều đó không liên quan gì đến việc gạt người khác hay bất cứ điều gì tương tự. Nhưng phải nhắc lại là, nếu anh thực sự nghĩ về “Hạnh phúc của một người là gì?”, “Lợi ích của họ là gì?”, nếu anh thực sự nghĩ về điều đó - trái ngược với việc “chúng ta có những ý kiến bâng quơ về nó” - thì anh phải bắt đầu xem xét nghiêm túc những gì có thể cần.

Dave: Vậy đó có phải là phần chính của việc này không, rằng đa số mọi người không nghĩ thấu đáo những điều này? Nên nếu anh hỏi một người bình thường “Bạn có ích kỷ không?”, họ bảo “Không” như thể anh đang công kích họ, nhưng nếu anh nói giảm theo kiểu “Một ngày của bạn như thế nào? Chủ yếu bạn có làm những việc để ngày của bạn tốt đẹp về cơ bản: ở chỗ làm hay ở nhà hay bất cứ việc gì khác không?” Họ thường sẽ nói “Có” nếu họ ở mức độ nào đó đang có cuộc sống đứng đắn đàng hoàng.

Onkar: Đúng vậy và tôi nghĩ một phần nguyên nhân khiến “ích kỷ” bị ác cảm là vì sự phân biệt rõ ràng giữa đạo đức và thực tế, nên con người có thể hoặc là có đạo đức hoặc là thực tế, hoặc như Tara đã nói: “đôi khi bạn muốn có đạo đức nên bạn sẽ vô tư và từ bỏ mọi thứ, nhưng phần lớn thời gian bạn muốn làm những việc thực tế này và ủng hộ đời mình.” Nhưng “ích kỷ” được đưa vào phạm trù hoàn toàn khác nhau, và ý Ayn Rand nói là “sống thực tế, thực sự cống hiến hết mình cho cuộc sống của bạn là điều rất khó”, và nếu một người làm được điều đó thì đó là đạo đức, nên bà ấy liên hết hai điều này mà đa số người ta chia ra.

Tara: Một lần nữa, việc này theo tôi là: một trong những bức tranh biếm họa về sự ích kỷ mà anh vừa nói “Hãy làm những gì bạn muốn làm, làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy thích làm”. Giờ hãy suy nghĩ về điều đó một lần nữa. Hãy thử làm vậy trong một tuần. “Tôi sẽ không học bài kiểm tra”; “ Tôi không thích làm vậy”; “Tôi sẽ không đi nha sĩ.”; “Tôi ghét đi nha sĩ”. Hãy làm vậy! Anh biết đó, ý tôi là hãy sống theo cách đó “Ồ, tôi không thích nghĩ về việc tôi có thể trang trải những gì và bao nhiêu tiền trong ngân hàng vân vân.”. Hãy xem nó hiệu quả thế nào với anh. Ý tôi là, cần phải có sự suy nghĩ và hãy nghĩ về - tôi đôi khi dùng những ví dụ này cho thấy những gì anh muốn làm, những gì tốt nhất cho anh – bạn đang cố gắng quyết định trường đại học nào để học. Ví dụ như, anh phải quyết định trường học nhé? Có một loạt thứ phải xem xét: bao nhiêu tiền? Bao xa? Các môn học tôi quan tâm tốt ra sao? Bạn biết đó, rất đa dạng; nền văn hóa nước đó thế nào? Trường có to không? Tôi có định… Có nhiều thứ phải cân nhắc. Mặc dù mục tiêu là “Tôi muốn làm điều tốt nhất cho tôi”- điều đó có thể rõ ràng, không mập mờ trong tâm trí – nhưng không có nghĩa là không cần phải suy nghĩ “Điều gì sẽ tốt nhất cho bạn?”, và người ta đối mặt với…(đây chỉ là một ví dụ) điều trị y tế, trong vài trường hợp thì “Tôi có nên nhận công việc này không?” Có rất nhiều trường hợp không minh bạch, luôn không dễ dàng, đôi khi phải có kỷ luật để vượt qua, như chế độ ăn kiêng Paleo hoặc chạy marathon và luyện tập cho mục tiêu nào đó vân vân, nên chúng ta không khẳng định “chỉ luôn đi đường tắt hay tương tự vậy”.

Dave: Đúng vậy. Tôi thắc mắc liệu anh có nhớ khi Mẹ Teresa mất cách đây nhiều năm. Về cơ bản, trên giường bệnh, bà nhận ra bà thật ra không hạnh phúc, và rằng bà hoài nghi suốt thời gian dài. Tôi đoán điều đó không làm anh ngạc nhiên khi ai đó lúc nào cũng cố gắng sống cho người khác.

Onkar: Đúng vậy. Tôi nghĩ là bà có như vậy, khi anh đọc nhật ký của bà, bà có như vậy: nghi ngờ về những điều bà đang làm. Tôi nghĩ một phần của sự ngờ vực này là “Tôi đã từ bỏ mọi thứ” và có một câu hỏi lớn “Tại Sao” Thực sự không có lý do gì để làm điều này, và anh cần phát minh ra một vị Chúa trời và các chi tiết liên quan - rằng Chúa trời muốn anh hy sinh và từ bỏ những gì của anh. Và anh không có lý lẽ thực sự nào để làm vậy. Không lí lẽ nào từng được trao cho anh. Đó là một phần của đức tin - rằng “tôi sẽ kết nối bản thân mình phụ thuộc vào quyền năng được cho là cao hơn tôi”. Và anh sẽ có những nghi ngờ với cuộc sống như thế.

Dave: Ayn Rand có kết nối bất kỳ điều gì như thế với việc chúng ta có liên quan thế nào, rằng nếu chúng ta để cho người ta tự làm theo cách của họ, thì họ sẽ làm điều gì đó ích kỷ mờ ám hơn; kiểu như, điều đó không chỉ vì không phải ai cũng có cách suy nghĩ hợp lý vào mọi lúc? Liệu có mối liên hệ nào với điều đó không?

Onkar: Theo tôi, tôi sẽ không xem đó chính xác là có mối liên hệ với nhau, mà đó đại khái là sự thiếu suy nghĩ, đó là thành tựu thực sự cần tư duy, vì vậy, hãy tư duy, gắn kết, và suy nghĩ điều gì đúng, sai, điều gì thật, không thật. Đó là một thành tựu, chứ không phải là “bạn phải làm điều gì đó sai và đa số mọi người làm thế theo bản năng và bạn phải làm điều gì sai”. Đó là thành tựu tích cực mà một người phải lựa chọn, và nếu anh ta không chọn làm điều đó thì tôi nghĩ có rất nhiều khả năng anh ta sẽ làm theo những gì người khác làm. Anh ta cần một sự chỉ dẫn nào đó và anh ta không có khái niệm về sự tự chịu trách nhiệm. Anh ta không có sự chỉ dẫn nào. Anh ta không nghĩ ra được phải làm gì, nên cách điển hình là mong đợi người khác và sau đó dễ dàng trở thành kiểu sống cho người khác. Họ sẽ nói bạn phải làm gì – đó là uy quyền- và sẽ ra lệnh, đại loại như vậy, và dẫn dắt…, nên tôi nghĩ bà ấy có nói nhiều từ quan điểm này nhưng bà xem đó là sự thiếu vắng suy nghĩ về việc “Bạn có năng lực to lớn mà bạn có thể chọn để nhận ra, và bạn có thể tạo ra điều gì đó cho cuộc đời mình và nếu bạn không làm vậy thì tất cả các điều trên sẽ xảy ra.”

Tara: Tư duy tự thân là một trong những đức tính chủ yếu mà Rand nói đến, theo ý nghĩa của sự độc lập/tự lập , nhưng anh biết đó, anh phải tự tư duy, học từ người khác, mở lòng với nó và anh có thể học rất nhiều từ người khác. Nhưng anh phải suy nghĩ thấu đáo tất cả cho chính bản thân mình, liệu đó có phải là vấn đề đạo đức không, tôi nên sống như thế nào hoặc tôi nên làm gì hoặc bất cứ điều gì. Đó thực sự là một trong những đức tính chính của bà về sự ích kỷ. Hãy tự tư duy, cố gắng hiểu biết cho chính mình để có thể ra quyết định đúng về: “điều gì là đúng đắn, điều gì là có thật, điều gì là lẽ phải, điều gì là đạo đức, điều gì sẽ phục vụ cho hạnh phúc của tôi, tôi có hạnh phúc không?”

Dave: Đúng vậy. Lúc này hai vị có thấy hào hứng về một số trong các ý tưởng này không? Vì khi tôi nghe hai vị nói về việc “nghĩ cho chính mình”. Ý tôi là, hiện giờ tôi thích nghĩ mình là một phần nhỏ của những gì đang diễn ra trên mạng nơi người ta đang làm vậy, nó không có nghĩa là tất cả chúng đều khách quan, hay bất cứ điều gì khác, mà dường như có sự trỗi dậy, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Khi tôi làm các sự kiện với ARI , tôi gặp nhiều người trẻ như thế, họ có thể đồng ý về việc này hoặc không đồng ý về việc kia, và họ có nhiều sắc thái khác nhau, chủng tộc, giới tính khác nhau và tất cả các điều tương tự, là tư duy khác nhau và tôi không biết liệu tôi có làm giống y như thế giả sử 10 năm trước, điều đó có sức ảnh hưởng hay gây ấn tượng.

Onkar: À, theo tôi, những điều này là dấu hiệu rất tích cực. Ý tôi là, anh tạo ra những điều lâu dài với những thảo luận sâu sắc và nó thu hút lượng khán giả lớn. Tôi thực sự nghĩ đó là một phần những gì đang diễn ra khi anh đặc biệt nghĩ về giới trẻ. Họ mong đợi trường đại học giống như vậy và không may là nó không giống như thế nữa. Khi tôi còn là sinh viên – sinh viên đại học - thì nó giống vậy hơn, nên sự khám phá sâu các ý tưởng này – các ý tưởng mà tôi chưa từng gặp trước đây, mà tôi có thể không đồng ý - nhưng nó đòi hỏi sự nỗ lực, thậm chí chỉ để lắng nghe và thích, quan điểm khác này là gì và để tôi suy nghĩ về nó trong phạm trù tư duy, và không cần phải đồng ý với mọi người khác; hiện nay có rất nhiều hiện tượng này. Nên tôi nghĩ, thực tế anh thu hút khán giả và những người khác. Nó thực sự là điều tích cực.

...

Dave: Vậy còn “chủ nghĩa vị tha”, chúng ta phù hợp như thế nào? Chúng ta nên làm bao nhiêu cho người khác? Vì một số người nhất định sẽ xem video này và nói “Tôi hiểu được rồi, nhưng họ sẽ làm điều gì cho người khác nếu họ chỉ toàn đang làm những việc cho chính bản thân mình?” Điều này lần nữa quay về định nghĩa đó – rằng có một định nghĩa rộng hơn về “sự ích kỷ”.

Tara: Rand (và tôi đồng ý hoàn toàn với bà ấy) phản đối lòng vị tha, theo kiểu, “nâng người khác lên trên chính mình”, anh biết đó, “tăng giá trị, giả định rằng có giá trị lớn hơn ở người khác” hoặc “nhu cầu của người khác làm chủ cuộc sống của tôi, làm chủ nhu cầu của tôi, giá trị của tôi”. Bà ấy chống lại những điều như vậy. Điều đó không giống như “chống lại việc giúp người khác” hoặc dĩ nhiên là “không chống lại lòng nhân từ”. Họ lại nghĩ “Ồ, bạn chỉ là một kẻ… duy ngã ” – đây thậm chí không phải từ tôi tìm kiếm, “- anh chỉ không thích người khác hay anh chống đối xã hội”. “- Không, đùa à?” Hãy nghĩ lại, nghĩ về cuộc sống của mình, tôi không biết về anh nhưng tôi yêu con người, [...]. “Sự hy sinh”- đặt người khác lên hàng đầu, nhưng có nhiều… một trong những ý tôi nói, tôi có một quyển sách nói nhiều về đạo đức ích kỷ theo lối giải thích của Rand, và tôi có một phần nói về “sự rộng lượng” và “từ thiện” và nơi chúng tỏa sáng, vì chúng không phải là đức tính tốt đối với bà ấy, nhưng có phải chúng cũng như “chớ giết người”, bạn biết đó, kiểu, “Ồ, lạy Chúa tôi. Đó sẽ là một trọng tội, sao bạn có thể”, “Oh, Tara, bạn sẽ bị “vạ tuyệt thông ”?. Không đâu.

Dave: Vậy chúng không phải là đức tính tốt trong và của chính chúng nhưng chúng là...

Tara: Chúng không phải là nghĩa vụ; chúng không phải là nghĩa vụ thường trực. Anh biết đó, “khi cơ hội đến, anh phải cho”.

[...]

Mối quan hệ win-win

Onkar: Nhưng “sự ích kỷ” có nghĩa như là “sự lợi dụng” – ý tưởng rằng đó là “cạnh tranh bằng thủ đoạn”, và đó là điều bà hoàn toàn không chấp nhận. Và tôi nghĩ đây là điều hoàn toàn khác biệt về con người - rằng chúng ta có khả năng đào tạo. Vì vậy, nguyên tắc của bà – bà ấy gọi là nguyên tắc trao đổi - là bạn phải “mang giá trị để đổi lấy giá trị” với những người khác. Vì vậy, anh phải tìm kiếm những người khác; nó không chỉ là “Được rồi, họ tình cờ ở đây nên tôi sẽ đi nói chuyện với họ”, phải tìm kiếm, có tất cả các loại giá trị mà anh có thể học hỏi từ họ: có bạn đồng hành, và có thương mại và chuyên môn hóa vân vân. Ý tôi là hãy nhìn vào nền văn minh chúng ta đang sống. Anh không thể sống như mỗi người trên ốc đảo; nó rất nực cười. Nhưng có một sự khác biệt rất rất lớn nếu anh giao thiệp với ai đó mà cả hai đều có lợi từ mối quan hệ hoặc chỉ có lợi cho một người. Và nếu đó thực sự là mối quan hệ một bên được lợi (win-lose), dù là bên nào, thì đó cũng không phải là một mối quan hệ tốt, và chúng ta có khả năng có mối quan hệ mà cả hai cùng được lợi (win-win).

Dave: Điều đó đặc biệt thú vị với tôi bởi vì tôi nghĩ rằng (rất nhiều người nghĩ rằng) không thể có một tình huống đôi bên cùng có lợi. Tôi nghĩ rằng rất nhiều người nghĩ theo cách “nếu tôi nhận được một thứ gì đó”, như thể có một lượng hữu hạn của một thứ gì đó, và điều đó có nghĩa là tôi phải lấy đi và có nhiều hơn.

Tara: Đúng vậy. Và đó là điểm mà chúng ta khác nhau; con người chúng ta khác nhau. Chúng ta không giống như những con vật phải bới rác và “Trời ơi, không, chỉ có rất nhiều thịt và nếu con sói này có được nó, thì con khác không có hay kiểu vậy.” Nó giống như “Không đúng, chúng ta tạo ra các giá trị” và điều này rõ ràng. Với tư cách độc giả của Rand, bất kỳ ai cũng đều biết chủ đề chính: đó là tư duy của chúng ta, việc chúng ta sử dụng lý trí cho phép chúng ta tạo ra các giá trị, không phải chỉ tìm thấy chúng ở đâu đó như “ô, được đó, lấy nó trước”, phải không, tạo ra những thứ mà chúng ta cần để tồn tại, phát triển, làm phong phú cuộc sống của chúng ta, khiến cuộc sống của chúng ta tốt lên.

[...]

Onkar: Và khi bà ấy nói về “sự trao đổi”, bà ấy nói về giá trị kinh tế lẫn vật chất, cũng như giá trị tinh thần anh có được khi ở gần những người tốt và đạt được theo cách không giống như có được tiền của bạn.

Tara: Hoàn toàn chính xác. Tôi nghĩ đôi khi từ "trao đổi" có nghĩa hẹp về mặt kinh tế và nó không giống như “Ồ, bạn tính toán xem bạn nhận được bao nhiêu.” Anh biết đấy, càng nhiều người tốt thành công ở xung quanh, thì càng có nhiều nguồn phong phú hơn, mà từ đó chúng ta đều có thể được hưởng lợi. Ý tôi là, tôi sẽ viết cho tất cả, anh biết đó, hãy nghĩ về một mối quan hệ tự nhiên khác mà cả hai bên cùng có lợi. Thật tuyệt nếu người phụ nữ viết tất cả các cuốn sách Harry Potter giàu hơn vua Midas hay bất cứ điều gì. Cô ấy đã mang đến một bầu trời niềm vui vân vân cho người khác, phải không? Tôi sẽ thường xuyên viết cho một tác giả nếu tôi thực sự thích tác phẩm của họ, có thể là tiểu thuyết hoặc bất cứ điều gì, anh biết đó, hoặc một ca sĩ, một nghệ sĩ biểu diễn tôi thực sự thích. Thật tuyệt! Anh biết rằng cô ấy đang nhận được nhiều giải thưởng hoặc cô ấy nhận được tiền. Tôi thực sự thích cuốn sách này hoặc buổi hòa nhạc đó, vì vậy, đó là cả hai cùng có lợi. Tôi thấy đó là một sự áp dụng theo cách công bằng, tôn trọng những gì tôi nghĩ rằng ai đó xứng đáng như là “Wow, điều đó thực sự là điều không tầm thường theo quan điểm của tôi”, vì vậy, tôi chỉ muốn nói với họ như thế. Có rất nhiều mối quan hệ cả hai cùng có lợi.

Dave: Vậy khi ai đó nói rằng “Vâng, hãy đợi một phút. J.K Rowling đã kiếm được hàng trăm, hàng trăm triệu đô la và không ai có thể cần nhiều tiền như vậy.”

Tara: Cô ấy không nhận tiền bởi vì cô ấy cần khoản đó, cô ấy biết rằng cô ấy đã nhận tiền bởi vì mọi người muốn, họ nghĩ rằng “Tôi có tiền; tôi muốn cuốn sách đó”; tôi thực sự chưa đọc những quyển đó, nhưng tôi đã đọc truyện trinh thám của cô ấy mà tôi rất thích. Đó là sự ủng hộ khuyến khích bà ấy.

Dave: Hãy trả một ít tiền cho cô ấy.

Tara: Vâng. Vậy đó. “Này anh, cô ấy đã làm việc chăm chỉ để viết sách” và đó là mọi người muốn quyển sách kia nên họ muốn trả tiền, vì vậy, đó là ..

Onkar: Và nếu anh nghĩ về vấn đề rằng cô ấy có nhiều tiền hơn cô ấy cần, đó dường như chỉ là một sự chỉ trích. Nếu anh nghĩ về sự được-mất, thì cô ấy tích lũy quá nhiều và điều đó có nghĩa là những người khác đang mất mát. Nhưng cái anh nên muốn “nếu bạn ích kỷ thì bạn nên muốn mọi người làm những gì cô ấy đang làm. Bạn nên muốn nhiều người như vậy, nhiều người như Bill Gates, nhiều người như Steve Jobs.” Ý tôi là, hãy nghĩ về cách Steve Jobs biến đổi thế giới với iPhone! Và anh muốn, “muốn loại bỏ ông ấy hay muốn nhiều người như ông ấy?”
Và chỉ từ góc độ cuộc sống và lợi ích của bản thân, thì “chắc chắn là tôi thà có mười người nữa, hơn là loại bỏ ông ấy và sau đó làm nản lòng mười người tiềm năng theo sau, bởi vì hãy xem nè, khi ông ta thực sự thành công…” (đó là điều đã xảy ra với Bill Gates), “thì chúng ta sẽ thử như ông ấy”.

Sự ích kỷ, mưu cầu hạnh phúc và mối quan hệ với các đức hạnh

Theo dõi toàn bộ nội dung tại Youtube channel Reason LLC Channel để có thể tự tìm thấy câu trả lời cho các vấn đề của chính mình.
Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi.


>> Xem các bài viết khác