Triết học không phải là tòa-tháp-ngà lý thuyết; triết học là điều gần gũi, gắn liền với từng hoạt động của cuộc sống. Để đón nhận triết học một cách đúng đắn, ngoài sự kiên trì tư duy, còn cần đến tinh thần tìm hiểu khai phóng và cầu thị.
Đa số mọi người dành nhiều ngày chật vật để trốn tránh ba câu hỏi mà câu trả lời là cơ sở cho mọi tư duy, cảm giác và hành động của con người, cho dù họ có ý thức về nó hay không: Tôi đang ở đâu? Làm thế nào để tôi biết điều đó? Tôi nên làm gì? Đến khi đủ trưởng thành để hiểu những câu hỏi này, con người tin rằng họ biết câu trả lời. Tôi đang ở đâu? - thành phố New York. Làm thế nào tôi biết điều đó? Đó là hiển nhiên. Tôi nên làm gì? Đến câu hỏi này, họ không quá tự tin, nhưng đáp án thường là bất cứ điều gì người khác làm. Vấn đề duy nhất là dường như họ không quá chủ động, không quá tự tin, không quá vui vẻ; đôi khi họ trải qua nỗi sợ hãi vô cớ và cảm giác tội lỗi không tên mà họ không thể nào giải thích hoặc bỏ qua. Họ chưa bao giờ phát hiện ra sự thật rằng phiền hà bắt đầu từ ba câu hỏi không đáp án cũng như không bao giờ biết rằng chỉ có một loại khoa học duy nhất có thể trả lời ba câu hỏi đó: Triết học.
>> Xem thêm
Thời đại số hóa, một người trong một ngày có thể nhận được lượng thông tin khổng lồ từ những người thân sơ khác nhau. Bạn muốn biết điều nào là đúng, bạn muốn đưa ra một kết luận cho một vấn đề nào đó,
đơn giản như câu hỏi 'liệu người bạn lâu năm của tôi có phi lý trong sự việc A, B, C không?' hay một vấn đề thời sự hơn, đòi hỏi một lượng tri thức chuyên môn đặc thù hơn: đại dịch COVID-19.
Câu hỏi là “Điều nào đúng?” “Tôi nên làm gì?” và “Chính phủ nên làm gì?”, được đặt ra trong vài tình huống, là những ví dụ tốt vì hầu hết mọi người đều muốn biết câu trả lời nhưng rất ít người là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Những phát biểu mâu thuẫn của các chuyên gia, chính trị gia, và truyền thông tạo ra rất nhiều khó khăn cho những người ngoài chuyên môn tìm ra câu trả lời.
Vậy, phương pháp tốt nhất là gì?
Chúng ta không quen nghe rằng những người ích kỷ lại là người đức hạnh. Quả thực, trong văn hóa của chúng ta, tính vị kỷ không gì khác hơn là một phản đề của đạo đức, một phạm trù hoàn toàn đối nghịch. Theo những gì chúng ta đã được nuôi dạy, sự cao thượng đồng nghĩa với lòng vị tha, đức hạnh đồng nghĩa với tự hy sinh. Sự ích kỷ là điều cần phải khắc phục để được khen ngợi về mặt đạo đức, phải vậy không?
>> Xem thêm
Hiện nay, để chấp nhận hoặc xác định hoặc thậm chí tán thành với một triết lý mới ắt là một quá trình rất dài, đòi hỏi phải tư duy thật cẩn thận, bởi vì một trí thức sẽ không chấp nhận triết học dựa trên đức tin cũng như lời nói tùy tiện.
Nhưng hai điều đầu tiên, mà một người sẽ phải tự xác định trước khi anh ta có thể tiến hành, là mối quan hệ của lý trí với cảm xúc và sự xấu xa của vũ lực có liên quan với con người.
Nhưng “sự ích kỷ” có nghĩa như là “sự lợi dụng” – ý tưởng rằng đó là “cạnh tranh bằng thủ đoạn”, và đó là điều bà hoàn toàn không chấp nhận. Và tôi nghĩ đây là điều hoàn toàn khác biệt về con người - rằng chúng ta có khả năng đào tạo. Vì vậy, nguyên tắc của bà – bà ấy gọi là nguyên tắc trao đổi - là bạn phải “mang giá trị để đổi lấy giá trị” với những người khác.
>> Xem thêmCuộc sống là giá trị tối thượng,mỗi thực thể người đang sống là giá trị tối thượng của chính bản thân mình, không phải là công cụ cho các mục đích hoặc phúc lợi của người khác ... con người phải sống vì chính mình, không hi sinh bản thân mình cho người khác và cũng không hi sinh người khác vì chính mình.
>> Xem thêmBạn thực sự phải ‘hỏi chính mình’ nếu bạn muốn tự mình suy nghĩ/tư duy và không bị giam cầm trong bất cứ nhóm nào mà bạn tình cờ là thành viên, thấy mình bị cuốn hút vào, hoặc được sinh ra từ trong đó: Bạn đang bảo vệ bản thân hay đi tìm sự thật? Bạn có đang cố bảo vệ lập trường nào đó, bảo vệ lòng tự tôn của mình hiện đang bị nghi ngờ hoặc bị thách thức bởi ai đó nói rằng “Anh là kẻ vô đạo đức nếu anh nghĩ vậy hay nếu làm điều đó” không? Bạn có đang cố bảo vệ bản thân trước sự tấn công nào đó như vậy từ bên ngoài hoặc bảo vệ những tiền đề bạn đã tiếp thu không, hay bạn chỉ đang cố tìm hiểu sự thật của vấn đề? Nếu bạn đang cố tìm hiểu sự thật, nếu bạn quan tâm đến sự thật, bạn phải nhìn nhận rằng “sự hiểu biết/tri thức là [kết quả của] nỗ lực” và “nghĩ cho chính mình là [kết quả của] nỗ lực”.
>> Xem thêm
“Cư xử với những người trong gia đình như thế nào là hợp lí?” - phải xét họ như những cá nhân trưởng thành và có trách nhiệm; như người lớn, những cá nhân độc lập. Hãy đánh giá họ như những cá nhân riêng lẻ. Hãy nhận ra rằng hai tiếng “gia đình” khi được viện dẫn ra không trở thành một chiếc vé “thoát trách nhiệm” cho bất kì ai.
Gia đình là hình thức "bộ lạc" đầu tiên và đa số các bậc cha mẹ muốn giữ gia đình mình theo hình thức bộ lạc. Và nếu bạn cố tách mình ra khỏi bộ lạc này, để được là chính mình, riêng mình, thì khó khăn vô cùng. Cần nhiều nỗ lực để thiết lập một mối quan hệ gia đình tốt đẹp. Và cả hai bên đều phải cố gắng.
"Tư duy không phải là một chức năng tự động. Trong mỗi giờ và mỗi vấn đề của đời người, con người tự do tư duy hoặc lảng tránh nỗ lực đó. Việc tư duy đòi hỏi một trạng thái ý thức tập trung hoàn toàn. Việc tập trung ý thức của một con người lại là vấn đề thuộc về ý chí”. Đó chính là ý chí tự do.
>> Xem thêmÝ chí tự do, quan niệm cơ bản nhất, là bạn có quyền lựa chọn, nghĩa là ở ngã ba đường đời, ban có thể tự lựa chọn con đường bạn sẽ đi tiếp. Kiểu như 'bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước; chọn một dòng hay để nước trôi?'.
Ayn Rand có một góc nhìn hoàn toàn khác biệt về ý chí tự do, rằng “bạn chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình theo một ý thức rất cốt yếu”. Bà chỉ ra rằng đó không phải sự lựa chọn về nội dung (như "Chúng ta sẽ gọi món bò hay gà ở nhà hàng?”) mà nó là về việc kiểm soát tâm trí và chức năng của tâm trí mình. Một trong những điều Rand mô tả về ý chí tự do là bạn có sự lựa chọn, là sự lựa chọn rất cơ bản: bạn chọn hoặc tư duy hoặc không tư duy.
>> Xem thêm