Tôi có thể tư duy thay Bạn được không?

Image
Đây là bài phát biểu của tiến sĩ triết học Gregory Salmieri tại hội thảo năm 2018. Bài viết sau là đoạn lược trích với chủ đề: tư duy cá nhân trong mối liên hệ với "bộ lạc".

Tư duy-Thuộc tính cá nhân của con người

“Tại sao con người là các cá thể?”, vì chúng ta sống bằng tư duy và việc tư duy mang tính cá nhân. Và, vì đây là năm kỷ niệm của tiểu thuyết Suối Nguồn, nên cho tôi đọc đoạn trích dẫn từ quyển tiểu thuyết này và hãy ghi nhớ đoạn này làm nền tảng cho những điều khác mà chúng ta sắp thảo luận.

“Loài người có thể tồn tại nhờ trí tuệ của mình. Loài người đến trái đất mà không được trang bị vũ khí nào. Bộ óc là thứ vũ khí duy nhất của họ. Động vật kiếm thức ăn bằng sức mạnh cơ bắp. Loài người không có móng vuốt, không có răng nanh, không có sừng; họ cũng không có sức mạnh cơ bắp vượt trội. Loài người phải tự trồng trọt hoặc săn bắn để có thức ăn. Để trồng trọt, họ phải có một quá trình tư duy. Để săn, họ cần có vũ khí, và để làm ra vũ khí-họ cũng cần một quá trình tư duy. Từ nhu cầu đơn giản nhất này cho đến những khái niệm tôn giáo trừu tượng nhất, từ cái bánh xe cho đến tòa nhà chọc trời, tất cả những gì con người đại diện và tất cả những gì con người có đều đến từ một thuộc tính đơn giản nhất của con người-đó là chức năng tư duy của bộ óc.

Nhưng bộ óc lại thuộc về cá nhân. Không có cái gọi là bộ óc tập thể. Không có cái gọi là một ý nghĩ tập thể. Một thỏa thuận do một nhóm người đạt được thực ra chỉ là một thỏa hiệp hoặc là giá trị trung bình rút ra từ những ý nghĩ cá nhân. Đó chỉ là một hệ quả có tính phát sinh. Hành động chủ yếu, tức là quá trình tư duy-phải do mỗi cá nhân thực hiện độc lập. Chúng ta có thể chia một bữa ăn cho nhiều người. Nhưng chúng ta không thể tiêu hóa nó trong một cái dạ dày tập thể. Không ai có thể sử dụng phổi của mình để thở cho người khác. Không ai có thể sử dụng não của mình để nghĩ hộ kẻ khác. Tất cả mọi chức năng của thể xác và linh hồn đều có tính cá nhân. Chúng không thể bị chia sẻ hoặc chuyển giao cho người khác”

[...]

Quan điểm cho rằng khi bạn đối mặt với thực tại, khi bạn tư duy, bạn có “nghĩ/tư duy cho chính mình” về điều gì là đúng không, rồi tiếp đến có lẽ tham gia và kết hợp với người khác trong nhiều nhóm khác nhau vì kết luận mà bạn đã rút ra, và mục tiêu bạn thiết lập dựa trên kết luận này, và sau đó nhận ra rằng người khác cũng lập mục tiêu tương tự, dựa trên kết luận tương tự; bạn nghĩ rằng chúng ta có thể làm việc cùng nhau mà trong đó sự hội ngộ đến theo sau sự tư duy, dựa trên tư duy của chúng ta và giá trị mà ta thiết lập theo tư duy này; hay là bạn tin rằng chúng ta là một nhóm, đối lập với họ, và sau đó bạn có tư tưởng dựa theo thành viên nhóm hay tập thể đó?

[...]

"Lý lẽ từ sự đe dọa" là gì?

Hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói về một kiểu lập luận. Đó là kiểu ngụy biện logic, một lời lẽ biện hộ hợp lý trong mọi thời đại và xuất hiện trong các bối cảnh khác nhau; nhưng ngày nay, theo tôi, nó có ảnh hưởng và đóng góp rất nhiều cho tư tưởng bộ lạc. Và ngược lại, tôi sẽ nói một chút về những điều ngụ ý của tư duy xác thực và đại loại cho chúng ta định hướng về kiểu tiền đề phải có, nếu ta thực sự “nghĩ/tư duy cho chính mình”. Sự ngụy biện mà tôi muốn nói đến là điều mà Ayn Rand gọi là “lý lẽ từ sự hăm dọa”, và bà có một bài tiểu luận có tiêu đề như vậy trong tác phẩm The virtue of Selfishness (tạm dịch “Đạo đức của sự ích kỷ”), trong đó bà miêu tả lập luận này: cơ bản đó là “sự ngụy biện bằng việc thay thế một sự chỉ trích về mặt đạo đức đối với một ý kiến để tạo ra lý lẽ nhằm chống lại ý kiến đó”. Như vậy, bạn đưa ra một ý kiến nhất định, tôi có thể tranh luận về ý kiến đó; nhưng thay vào đó, tôi nói “Bạn nghĩ vậy sao? Hạng người nào sẽ nghĩ vậy chứ? Bạn chắc chắn là một kẻ....”. Và đây là khuôn mẫu của kiểu lý lẽ này: “Chỉ những người xấu xa, không trung thực, vô tâm, vô cảm, ngu dốt vv.. có thể có suy nghĩ như vậy.”. Tôi gạt bỏ bạn vì bạn có ý kiến này. Tôi đã bác bỏ ý kiến này chỉ bằng một sự lên án đạo đức về nó, không phải bằng cách nói ý kiến này có vấn đề gì. Rand đánh giá đây là “một phương pháp bỏ qua logic, bằng cách dùng áp lực tâm lý”, và tôi nghĩ loại “áp lực tâm lý” này có tác dụng và hoạt động bằng cách giả định rằng chúng ta có chung các giá trị nhất định. Và đặc biệt là, nếu bạn nghĩ về những loại sự việc có thể dùng cho kiểu lý lẽ này, thường là bằng cách liên kết bạn – người mà tôi muốn bôi nhọ – với một nhóm khác, bộ lạc khác mà chúng ta phản đối.

Bây giờ, trước khi tôi nói một chút về điều này và cách chúng ta thấy điều này trong nền văn hóa của ta như thế nào và cách chống lại nó nếu bạn cảm thấy bản thân bị cuốn vào kiểu tranh luận như vậy, tôi muốn đính chính lại hàm ý có thể có rằng bạn không nên phán xét về mặt đạo đức chỉ vì bạn nên làm vậy, như Rand nói: “Đánh giá đạo đức tiềm ẩn trong hầu hết các vấn đề trí tuệ; không chỉ đơn thuần là cho phép, mà bắt buộc phải thông qua phán xét đạo đức ở thời điểm và nơi chốn thích hợp”, và “việc ngăn chặn phán xét như vậy là một hành động hèn nhát về mặt đạo đức. Nhưng...” và đây là điểm quan trọng – “một phán xét đạo đức phải luôn bám vào, không phải phủ đầu (hoặc thay thế), những lý lẽ mà nó dựa trên.”. Vậy như lúc nãy, bạn suy nghĩ trước, rút ra kết luận và sau đó gia nhập bất kỳ nhóm nào có thể giúp bạn phát triển kết luận đó. Bạn suy nghĩ trước; và hình thành cách đánh giá dựa trên lý lẽ ủng hộ hoặc chống đối của bạn; và lý lẽ để cho rằng quan điểm này đúng, và do đó tốt, hoặc cho rằng quan điểm này sai, cho nên xấu; không cho phép giả thiết - mà bạn nghĩ hoặc dẫn dắt liệu quan điểm đó tốt hay xấu, đúng đắn hay xấu xa, phù hợp hay không phù hợp - xen vào quá trình tư duy của bạn, không thay thế một phán xét đạo đức bằng một lý lẽ phản bác ý kiến đó.

Ayn Rand chỉ ra rằng kiểu “lý lẽ từ sự đe dọa” này thường ở hình thức bôi nhọ hoặc, bạn biết đó, một cách đề cập kiểu như – “Bạn không phải là một người trống rỗng nhất”, “Bạn không phải là một người xấu xa”; “Ồ, đó là một ý tưởng như thế như thế” - một kiểu giọng điệu bác bỏ hoặc phê phán.

[...]

"Nghĩ cho chính mình/Tư duy cho chính mình"

Và ý nghĩa của “nghĩ/tư duy cho chính mình” thực sự trái ngược với kiểu chiến thuật tư duy hăm dọa; “tư duy hăm dọa” là một phương pháp tư duy được thiết kế để lấy lại, hạ thấp hoặc bác bỏ cái khác, hơn là tìm ra sự thật. Và vì vậy, tôi nghĩ bạn thực sự phải ‘hỏi chính mình’ nếu bạn muốn tự mình suy nghĩ và không bị giam cầm trong bất cứ nhóm nào mà bạn tình cờ là thành viên, thấy mình bị cuốn hút vào, hoặc được sinh ra từ trong đó: Bạn đang bảo vệ bản thân hay đi tìm sự thật? Bạn có đang cố bảo vệ lập trường nào đó, bảo vệ lòng tự tôn của mình hiện đang bị nghi ngờ hoặc bị thách thức bởi ai đó nói rằng “Anh là kẻ vô đạo đức nếu anh nghĩ vậy hay nếu làm điều đó” không? Bạn có đang cố bảo vệ bản thân trước sự tấn công nào đó như vậy từ bên ngoài hoặc bảo vệ những tiền đề bạn đã tiếp thu không, hay bạn chỉ đang cố tìm hiểu sự thật của vấn đề? Nếu bạn đang cố tìm hiểu sự thật, nếu bạn quan tâm đến sự thật, bạn phải nhìn nhận rằng “sự hiểu biết/tri thức là [kết quả của] nỗ lực”“nghĩ/tư duy cho chính mình là [kết quả của] nỗ lực”. Và tất cả các kiểu chủ nghĩa bộ lạc, các loại chủ nghĩa tập thể về cơ bản là cố gắng nhằm rút ngắn nỗ lực cần thiết. Để thoát khỏi nó, hiện nay tôi đã có bài nói chuyện hoàn chỉnh và đã có sẵn trên Youtube mang tên “Tư duy khách quan” xoay quanh chủ đề “sự hiểu biết/tri thức là nỗ lực”, và tôi nói về các loại nỗ lực liên quan, và tôi sẽ chỉ nói một chút ở đây để cụ thể hóa chủ đề “sự hiểu biết/tri thức là nỗ lực”.

Có hai thành phần cơ bản của nỗ lực “cố gắng tìm hiểu điều gì đó”. Đầu tiên, đó là “sự loại trừ”- nghĩa là việc truy tìm bằng chứng: “Làm sao tôi có thể quả quyết điều này đúng?”; “Thêm nữa, những lý do cho điều này là gì?”. Và tiếp theo, đó là “sự kết hợp”- nghĩa là kết nối sự việc với những cái khác mà bạn biết hoặc bạn nghĩ rằng mình biết. “Sự loại trừ” là hành động nhìn lại quá khứ: “Làm sao tôi đến được đây?”; “Căn cứ là gì?”. “Sự kết hợp” là hành động hướng tới tương lai: “Tôi có thể chấp nhận ý kiến này ở mức nào?” giả sử ý kiến đó là đúng. Trong quá trình loại trừ, bạn suy nghĩ: “Làm sao tôi biết được điều này có đúng không?”; “ Tôi còn cần hiểu gì nữa để biết đó là sự thật và tôi có biết những điều khác không?”; “Tôi có bằng chứng gì?”; hoặc “Tôi có thể đồng ý hay phản đối nó không?”; và quan trọng là ”Làm thế nào tôi có thể chắc chắn về nó?”; “Đây có phải là điều tôi chắc chắn đã được chứng minh không?”; “Đây có phải là điều gì đó không có lý do để tin hay không, và vì vậy, tôi thậm chí không nên xem xét?”; hoặc “Có phải sự việc ở mức nào đó ở giữa - có một số lý do cho sự việc nhưng không đủ để đạt được sự chắc chắn, và tôi sẽ đưa sự việc này vào đâu trong danh sách?”

Như vậy, phần việc mà bạn đang làm khi bạn đặt câu hỏi, khi bạn tư duy, là nỗ lực cố gắng trả lời: “Chứng cứ là gì?"; “Làm sao tôi đánh giá nó?”; “Làm sao tôi có thể chắc chắn về kết luận dựa trên chứng cứ này?”, và phần việc còn lại là kết nối nó với các kết luận khác, với đánh giá khác mà bạn hình thành. Và điều này có hai chức năng, đúng không? Một là kiểm tra sai sót – “Nó có nhất quán với các điều khác mà tôi biết không? – thậm chí nếu bạn cho rằng bạn có đủ chứng cứ chứng minh sự việc; và bạn đã phải chấp nhận nó dù là bạn thấy nó mâu thuẫn với điều gì đó mà bạn cũng nghĩ bạn biết. Hai điều này không thể cùng đúng, và như nhân vật trong Atlas Shrugged nói, hãy xem lại cơ sở/tiền đề của bạn, quay lại giai đoạn loại trừ, bạn đã mắc sai lầm ở đâu đó, nó ở đâu? Nhưng ngoài việc kiểm tra sai sót (và theo tôi, thậm chí quan trọng hơn), ‘sự kết hợp’ là cách chúng ta hiểu nhiều điều dựa trên tập hợp những điều khác nhau mà bạn biết. Chúng soi rọi và làm sáng tỏ lẫn nhau. Và bạn thu được không chỉ là sự tập hợp những sự kiện chồng chất một cách thận trọng, mà còn là một hệ thống trong đó từng yếu tố làm sáng tỏ toàn bộ, nhưng để có hệ thống này thì cần phải làm việc, để kiểm tra mỗi cơ sở/tiền đề là đúng thì phải làm việc, làm việc để kết hợp chúng với nhau và xem chúng hợp nhau như thế nào, và công việc này bao gồm việc đặt các loại câu hỏi mà chúng ta đã nói trước đó. Và bạn cần cảnh giác với bất kỳ nỗ lực nào nhằm rút ngắn quá trình đó bằng cách thay thế bởi những gì chúng ta nghĩ là một phần của nhóm này hoặc những gì bạn nên nghĩ khi là thành viên của một nhóm nào đó, chứ không phải vì kết luận bạn đạt được; hoặc bạn đang xem xét không phải với tư cách một điều gì đó mà bạn thuộc về bởi vì kết luận bạn đạt được, mà lại theo điều thay thế kết luận và suy nghĩ của bạn bằng cách này hay cách khác.

Làm thế nào để có thể "tư duy cho chính mình"

Tôi muốn khép lại bằng một vài lời khuyên về cách thực hiện cũng như cách tư duy về việc này. Đầu tiên, bạn phải làm quen với sự thật rằng bạn không biết tất cả mọi thứ – hoặc thậm chí là mọi việc quan trọng. Bây giờ, nếu ‘tri thức là sự nỗ lực’ thì phải làm việc để hiểu biết, và bạn có thời gian hạn hẹp; bạn trẻ tuổi; cho đến bây giờ, bạn chỉ mới thực hiện một khối lượng công việc hạn chế; và có nhiều điều bạn không biết là việc hoàn toàn tự nhiên và không thể tránh khỏi ngay cả khi bạn lớn tuổi, và tôi đã mất nhiều thời gian suy nghĩ về điều này. Có rất nhiều thứ cần biết; bạn không thể biết hết tất cả. Nhưng nếu bạn nghĩ bạn nên biết những điều bạn chưa biết, thì bạn sẽ rất dễ bị áp lực tâm lý – lý lẽ từ sự hăm dọa – cảm giác như “Bạn xấu và không phải là thành viên tốt trong bộ lạc và không phải là một người tốt nếu bạn không biết rằng đây là trường hợp đổ lỗi cho nạn nhân và nó sai; hoặc đây là bôi nhọ người khác và nó sai hoặc bất cứ điều gì.”

Vậy hãy chấp nhận sự thật rằng bạn không biết tất cả mọi thứ - thậm chí cả mọi việc quan trọng. Hãy cố gắng tìm ra những điều bạn có thể. Hãy nhìn nhận rằng việc này sẽ mất thời gian và công sức. Khuyến khích làm việc này - như sự ngây thơ của đứa trẻ trong câu chuyện Y Phục Mới của Nhà Vua. Ayn Rand kể về câu chuyện Y Phục Mới của Nhà Vua-một kiểu mô hình của “lý lẽ từ sự hăm dọa”: Dân chúng ồ lên, khen y phục của Nhà Vua thật đẹp ngay cả khi ông ấy khỏa thân, vì họ được bảo rằng không nhìn thấy bộ y phục đẹp là thể hiện sự xấu xa của chính họ. Và đứa trẻ, ở cuối câu chuyện, người chế nhạo nhà vua và chỉ ra rằng ông ta đang khỏa thân, không làm điều đó như một hành động thách thức “Ồ, tôi sẽ đối đầu với họ.”, đứa bé làm việc này xuất phát từ sự vô tư. Ý nghĩ “Tôi có đủ tốt không?” không hề tồn tại trong tâm trí đứa trẻ và do đó, không thay thế phán xét của riêng nó. Và bạn muốn nuôi dưỡng sự vô tư đó khi bạn nghĩ về các câu hỏi: “ Bỏ phiếu cho ai?”; “Điều gì đang xảy ra với khí hậu?” Bất kỳ cái gì. “Sự ích kỷ là tốt hay xấu? Làm sao tôi biết được?”. Hãy gác lại câu hỏi “tôi xấu hay tốt?” sang một bên để suy nghĩ về câu này: “Việc tôi nghĩ như vậy sẽ nói lên điều gì về tôi?”

Tôi nghĩ, tôi có hai lời khuyên nữa. Thứ nhất, hãy xem xét con người và nguồn gốc, trân trọng những người (và nguồn gốc) – những yếu tố nhận thấy sự nỗ lực liên quan đến việc hiểu biết và cố gắng giúp bạn làm điều đó. Nhà văn, diễn giả tiếp cận bạn với tư cách người có tài trí - ai đó chưa biết mọi việc, không nên biết mọi việc, đang cố gắng nghĩ thấu đáo - và giúp bạn trong quá trình đó. Và hãy coi thường những người (và nguồn gốc) cố hăm dọa bạn vì bạn không biết những thứ họ tuyên bố đã biết. Và hãy làm điều này, đặc biệt là với những người mà bạn có khuynh hướng đồng ý với họ: giữ họ - giữ chúng tôi nếu bạn ở đây vì bạn có khuynh hướng đồng ý với chúng tôi - ở mức tiêu chuẩn cao. Hãy cẩn thận với: các quan điểm nguyên thể to lớn của bộ lạc đối kháng nhau; các tuyên bố liên quan đến kẻ ma mãnh của bộ lạc (như bạn biết đó George Soros hay anh em nhà Koch); các biệt ngữ và các từ ngữ mới.

Hãy gác lại ý này để dành thời gian còn lại cho các câu hỏi. Hãy xem lại bất kỳ câu hỏi tu từ nào đến với bạn - nếu ai muốn biết ý này của tôi là gì, hãy hỏi tôi nhé. Nhưng tôi muốn kết thúc với lời khuyên này: “Hãy ích kỷ trong những lời chỉ trích của bạn về người khác”, và đây là điều thực sự thiếu sót trong suy nghĩ của bộ lạc. Đó là sự vị kỷ. Khi bạn nhìn thấy lỗi ở người khác, đừng tự hào về bản thân kiểu: “Anh ta thật tệ. Anh ta mắc lỗi này. Anh ấy là một trong số họ - những người cánh tả hay cánh hữu, hay “là cái này” hay “là cái kia”, và tôi có thể tự hào vì bản thân không phải là thành viên nhóm đó – như vậy tốt hơn và không mắc sai lầm này.” Thay vào đó, khi bạn nhìn thấy một lỗi ở người khác, hãy sử dụng nó như một cơ hội để cải thiện bản thân. “Đây là một sai lầm mọi người có thể phạm. Đây là cách mà mọi người làm sai. Tôi có bao giờ làm vậy không? Tôi có thể sai lầm ở đâu nếu tôi đã làm và đã kiểm chứng? Những loại nguyên tắc hoặc quy tắc hoặc cách tư duy, phương pháp nào tôi có thể tuân thủ để không mắc loại lỗi này? Bởi vì tôi quan tâm đến việc biết điều gì là đúng, đến việc làm cho cuộc sống của tôi có ý nghĩa nhất, chứ không phải chiến thắng.”. Chiến thắng được xem là điều bạn làm nhằm đối kháng với đội kia - đội thua cuộc. Cuộc sống không liên quan đến thắng hay thua; mà nó liên quan đến sống và hiểu biết và làm những điều bạn cần để thành công trong cuộc sống. Cảm ơn bạn.

Theo dõi toàn bộ nội dung tại Youtube channel Reason LLC Channel.
Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi.


>> Xem các bài viết khác