Ý chí tự do - sự tư duy về mặt trí tuệ

Image
Đây là bài phát biểu của HARRY BINSWANGER về chủ đề ý chí tự do và tư duy bộ lạc.
Trong khuôn khổ đoạn lược trích sau, độc giả sẽ làm quen với thuật ngữ "vị tha"-theo cách hiểu của Ayn Rand, đó chính là thuyết yêu cầu một người phải có trách nhiệm phải đặt người khác lên trên bản thân mình. Như vậy, khái niệm vị tha và khái niệm sống nhân từ, yêu thương người khác là hai điều khác biệt nhau, hy vọng độc giả đừng nhầm lẫn trong quá trình tìm hiểu triết lý Khách quan.

Bạn kiểm soát được việc bạn có tư duy hoặc không tư duy

"Tư duy không phải là một chức năng tự động". Khi bạn nhai thức ăn và dạ dày của bạn bắt đầu hoạt động, rồi thức ăn đi qua ruột, và chúng cũng bắt đầu thực hiện chức năng liên quan, đó là tự động, bạn không chọn lựa điều này, đó là cơ chế tự vận hành trong cơ thể bạn. Tư duy không tự vận hành trong cơ thể bạn, đúng không? Bây giờ, bạn không cần tập trung, bạn có thể thả lỏng để đầu óc của bạn lang thang và suy nghĩ về việc bạn sẽ làm gì ngày mai hay người ngồi kế bạn, bạn không tập trung và đưa ra câu hỏi về điều tôi đang nói “Liệu điều đó có đúng không? Tôi có biết bất kỳ ý tưởng nào mâu thuẫn với phần trình bày đó không? Liệu tôi có thể kết nối điều đó với những ý tưởng lớn hơn mà tôi đã kiểm chứng được? Hay một ví dụ cho điều đó là gì? Liệu ví dụ tôi đưa ra về chức năng tự động có hợp lý hay không?” Vâng, bạn có thể làm điều này, nhưng bạn không nhất thiết phải làm điều này, nó không giống như thức ăn trong dạ dày của bạn đang sắp sửa tiêu hóa, axit sẽ tiết ra và dạ dày co bóp. Bạn không kiểm soát được quá trình đó, nhưng bạn kiểm soát được việc bạn có tư duy không? “Trong mỗi giờ và mỗi vấn đề của đời người, con người hoặc tự do tư duy hoặc lảng tránh nỗ lực đó. Việc tư duy đòi hỏi một trạng thái ý thức tập trung hoàn toàn. Việc tập trung ý thức của một con người lại là vấn đề thuộc về ý chí”. Đó chính là ý chí tự do. Bây giờ, điều gì xảy ra nếu bạn chọn không tư duy? Từ ngữ vẫn chạy qua tâm trí bạn, nó không ở yên đó, chỉ là bạn không kiểm soát nó, bạn không ra chỉ thị với nó, bạn không chủ tâm đưa ra yêu cầu tìm kiếm điều gì đó, bạn đang tự nói với bản thân, đó như là một chiếc đài nhỏ trong đầu, nhưng nó vẫn có những tác động đến tâm lý của bạn. Bạn sắp sửa làm theo ý tưởng của người khác bởi vì bạn không chú tâm, bạn nghe thấy chúng, và bạn không chịu đưa chúng vào tư duy phản biện. Nhân vật trong Suối Nguồn-Peter Keating, là đại diện cho tâm lý của một con người phụ thuộc vào người khác bởi vì anh ta không tự tư duy cho chính mình.

Không tư duy dẫn đến không hiểu biết, không hiểu biết gây ra sợ hãi

Tôi vô tình bước vào một nhà hàng ở ngay ngoài kia, và cái này được treo trên tường, không may là ánh sáng khiến cho nó thật khó đọc, tôi đã cố gắng chỉnh sửa một chút nhưng… nếu bạn đọc qua dòng chữ phía trên, nó to đùng như tờ hóa đơn 5 đô la được cách điệu hóa. Nhìn lên phía trên: “CÓ”, phía bên trái “CHỈ CHÚNG TÔI”, “CHỈ CÓ CHÚNG TÔI”; đó là bởi vì “TÔI” đã từ bỏ. Khi bạn thấy ai đó tâng bốc CHÚNG TÔI, điều mà họ muốn nói chính là “Tôi sợ”. Tại sao họ lại sợ? À vâng Journo1 đã nhắc đến điều này trong lời bình luận ngắn gọn, đại loại là nói rằng “không tư duy dẫn đến không hiểu biết”. Nếu bạn không nghĩ về: “Liệu tôi có nên đến nhà thờ hay không, có Chúa ở đó không?”, bạn không biết về điều đó. Bạn không thử nghĩ “liệu đúng hay sai khi ích kỷ”, bạn không biết về điều đó. Nếu bạn không nghĩ về việc ‘trường học là tốt hay xấu’, bạn có cảm xúc riêng của bạn nhưng bạn không biết, và bạn biết rằng bạn không biết. Bạn có thể có ý kiến, và bạn biết bạn có những ý kiến, nhưng bạn cũng biết bạn không thể chứng minh chúng. Không hiểu biết gây ra nỗi sợ hãi, không hiểu biết gây ra sợ hãi bởi vì bạn cần phải biết. Tưởng tượng rằng nếu bạn bước đi khi bị bịt mắt. Bạn biết là tôi đang ngồi chỗ này, nếu tôi phải bước đi với đôi mắt nhắm, tôi cảm thấy sợ hãi, tôi không biết có cái gì ở ngoài kia, cái gì sắp sửa tông vào tôi. Nếu bạn bị che đậy nhận thức, nếu bạn đóng cánh cửa nhận thức của bản thân, nếu bạn không tư duy, ngay cả khi bạn có nhiều ý kiến, bạn không biết cái gì sắp sửa tông vào bạn, và bạn học điều đó rất nhanh, bởi vì có nhiều thứ va phải bạn mọi lúc. Suy nghĩ về việc “cái gì là quan điểm cuộc sống” là vấn đề của những người nắm giữ triết lý này, tôi muốn nhắc đến Woody Allen. Woody Allend thực sự tin vào những điều mà chúng ta đang đấu tranh chống lại bằng chủ nghĩa khách quan. Theo một cách đáng yêu, ông ta thực sự tin những điều như vậy. Và nếu bạn nhìn vào bộ phim của ông ấy, ông ấy đã nói gì? “Tôi không tham gia bất kỳ câu lạc bộ nào đón nhận tôi với tư cách một thành viên”. Hãy ghi nhớ câu này nhé, tôi nghĩ nó xuất hiện trong bộ phim “Nhà Annie”, tôi không chắc. “Cuộc sống là chịu đựng, tổn thương và sai lầm, và tôi đã đi qua tất cả những cuộc chia ly này. Tôi cưới sai người phụ nữ, tôi không thể, tôi bị mắc kẹt, tôi không thể đi tới đâu.” Cuộc sống u tối và bạn biết họ ngày càng hùng hồn và nói một cách nghiêm túc về vấn đề này, nhưng những người nắm giữ triết lý vô lý này biết họ không biết, họ bị những điều xui xẻo đập vào mặt mà không hề dự đoán được trước bởi vì họ không sử dụng trí óc của bản thân, và họ cảm thấy cuộc sống là một nỗi tuyệt vọng như Kierkegaard2 đã nhấn mạnh. Sợ hãi và run rẩy đến mức vô cùng tuyệt vọng. Họ sợ hãi nhưng họ tìm kiếm xung quanh. Và tôi đã đọc trong trích dẫn của Ayn Rand “Tư duy bộ lạc là một sản phẩm của nỗi sợ, và nỗi sợ là cảm xúc chi phối bất kỳ con người nào, bất kỳ nền văn hóa hay xã hội nào, dẫn đến gạt bỏ năng lực tồn tại của con người: lý trí”. Đây là một trong những điều được khám phá từ rất sớm đối với chủ nghĩa khách quan, tôi nghe được ý tưởng này: Lý trí là công cụ tồn tại của con người, một công cụ tồn tại cơ bản, và và tôi đã nghĩ “đúng vậy”. Mọi người biết điều đó. Ý tôi là, đó đó gần như là “thuốc an thần” trong thế giới tinh hoa, và rồi tôi dần dần nhận ra “Không, không ai nói điều đó”, và nó được ngầm ẩn trong những ý tưởng tốt đẹp đã có từ trước, trong nền văn hóa cũ kỹ đã qua. Nhưng nó chưa bao giờ được khớp nối, và thậm chí là bây giờ nó còn không ngầm ẩn, bây giờ nó đã bị chối bỏ. Erich Fromm, một nhà tâm lý học nổi tiếng ở những năm 60 đã nói rằng tình yêu là câu trả lời lành mạnh, thỏa mãn duy nhất đối với mọi vấn đề về sự tồn tại của con người, và nó không quá khác biệt với điều mà mọi người tin tưởng. Vì vậy, quay lại chỗ này: “Không tư duy đồng nghĩa với việc bạn sợ; đó là lựa chọn ý chí tự do sai lầm khiến bạn sống trong nỗi sợ hãi và run rẩy”. Nhưng bạn nhìn xung quanh, có những người dường như khá tự tin – Donald Trump, dường như thực sự tự tin. Ý tôi là tự tin theo kiểu nghênh ngang và khoác lác. “Chúng ta sẽ thắng, người anh em”, và “để tôi nhắc lại, chúng ta sắp sửa chiến thắng”. Bạn không thể dựa vào điều như vậy, họ trông tự tin và điều này chính là: khi bạn 6 tuổi, những đứa trẻ khác trong sân trường nói “đưa tao tiền ăn trưa của mày”, chúng trông rất tự tin, chúng không run rẩy và nói “đưa tao tiền ăn trưa của mày”. Chúng, bạn biết là, chúng trông có vẻ tự tin. Vì vậy, chúng dường như biết là bạn không biết rằng chúng đang giả vờ tự tin, bạn không thể nhìn thấy nỗi sợ hãi bên trong chúng. Donald Trump thật sự lo lắng, và ông ta như vậy là vì ông ta không biết ông ta đang làm cái quái quỷ gì. Ông ta nói với tư cách là người đứng đầu đất nước mạnh nhất, ông ta không thể nói ra sự thật hoặc sự giả dối, và ông ta không biết cần phải làm gì, ông ta có rất nhiều chuyên viên tư vấn mà như bạn biết là cứ chốc lát ông ta lại sa thải và tuyển mới. Ông ấy không biết cần làm gì; chắc hẳn bạn sẽ sợ hãi trong tình huống đó, nhưng ông ấy trông rất tự tin. Mọi người không giả vờ thiếu tự tin, mọi người muốn được trông có vẻ tự tin, bạn biết đấy không ai muốn xuất hiện với vẻ hoài nghi và sợ hãi hơn ông ta cả. Ai cũng muốn trông tự tin và ít sợ hãi hơn người khác. Chính vì vậy, một đứa trẻ không hề biết rằng những người khác cũng đang cảm thấy sợ hãi như cậu ta, không hoàn toàn là tất cả nhưng phần lớn họ cảm thấy sợ hãi giống cậu ta. Họ trông có vẻ biết điều họ đang làm, vậy nên cậu bé ấy thích nghi, làm theo họ, ‘họ dường như biết, hãy làm giống họ’.

Tóm lại, đó chính là vấn đề tâm lý của kẻ thứ sinh và nó dẫn đến quan điểm “mọi-người là thực tại3”. Vì vậy, chúng ta hướng đến một thứ với cách gọi rất kêu là “tầm nhìn hệ thống của nhà nước”. Cá nhân đối với xã hội giống như những tế bào trong cơ thể, và cái thể hiện ra bên ngoài là “Tôi sợ và tôi không biết cần làm gì, nhưng họ trông có vẻ biết, vậy nên tôi làm theo họ”, đó chính là những kết quả, và đó là bởi vì họ không lựa chọn tư duy. Về mặt triết học, đó được gọi là Tính ưu việt xã hội của ý thức, là quan điểm rằng “mọi-người là thực tại”. Ý kiến của mọi-người tạo nên thực tại, vì vậy, nếu tôi tuân theo ý kiến của họ, tôi sẽ không cần phải lo lắng về thực tại. Họ biết họ tạo ra thực tại. Tại sao? Vâng, bạn có thể hỏi tôi một câu hỏi tại sao không nắm lấy quan điểm rằng họ tư duy, và đó là cách họ biết được thực tại, cá nhân anh ta thì lại không làm vậy. Vâng, thay vì chỉ là kẻ thứ sinh, bất kỳ ai cũng có thể trực tiếp nhận biết điều cần biết. “Anh ta chỉ cần chọn lựa kích hoạt trí não như là khả năng lý luận”, và ý ở đây chính là tập trung tư duy của bạn, và rồi hướng nó, giữ nó, và tập trung vào chính mục tiêu của bạn. ‘Tôi muốn biết điều này’. ‘Tôi muốn biết liệu điều này có thật hay không’, ‘ích kỷ là tốt hay xấu’. ‘Tôi muốn biết’, ‘tôi muốn khám phá’, vì vậy, bạn đặt câu hỏi ‘vâng, ích kỷ là gì?’ Và rồi bạn đặt câu hỏi từ câu trả lời của bạn, và cuối cùng nếu bạn có thể trở nên thiên tài như Ayn Rand, bạn có thể tìm ra một giải pháp cho cuộc sống của chính bạn thay cho cái chết, và phần lớn mọi người không thể đạt đến đó, dù thực sự họ có thể dễ dàng đạt đến đó. Không có bất kỳ điều gì đằng sau đòi hỏi chúng ta phải sống vì người khác. Và liệu họ có phải sống vì tôi không? ‘Nếu khi cho đi hạnh phúc hơn khi nhận, thì dành cho tôi để tôi hạnh phúc hơn; bạn phải nhận và sẽ trở nên ít hạnh phúc hơn’; chúng trở nên mâu thuẫn gay gắt, điều này không thể xảy ra, đúng không? Nhưng về cơ bản, chẳng có lý do gì để phải hành động vì vị tha, vì sự không ích kỷ. Bạn có lựa chọn, bạn không cần phải từ bỏ sự kiểm soát tâm trí của chính bạn. Bạn không cần phải nghe theo lời mẹ bạn, bạn không cần phải tuân theo những người khác, không ai bắt buộc phải chấp nhận cái mà người đó được dạy4. Bạn biết họ nói thế nào mà. Cha mẹ, thầy cô khắc sâu những giá trị vào một đứa trẻ một cách sai lầm. Sẽ không có một quá trình khắc ghi như vậy. Họ nói nhiều điều với những đứa trẻ, và rồi nếu chúng không đặt suy nghĩ vào vấn đề đó, và chúng nghe nhiều đến mức nó trở thành một phần bên trong, thấm vào trong bởi vì chúng không tư duy, chúng không đặt câu hỏi. Không hề cần đến một “sức mạnh” đặc biệt nào. Trở nên độc lập/tự lập “không có sức mạnh đặc biệt” – đây là điều khó nhất mà con người cần hiểu. Họ nói, “vâng, tôi không thực sự có khả năng chống lại những tư tưởng từ cha mẹ, vì vậy, tôi thấy rằng tôi làm một cách miễn cưỡng nhưng tôi chỉ là không đủ mạnh để chống lại.”. Không cần đến bất kỳ sức mạnh nào. Tất cả những gì bạn cần làm là đặt ra một vài câu hỏi nhất định. Cha mẹ bạn thậm chí không biết rằng bạn đang đặt những câu hỏi này trong đầu, họ không thể nghe thấy điều bạn đang nghĩ. Quan điểm cho rằng ‘để độc lập cần một sức mạnh đặc biệt’ bắt nguồn từ việc con người đã trở nên phụ thuộc. Ở một chừng mực nào đó, khi một ai đó đã thích nghi hoàn cảnh, người này trao quyền lực đặc biệt cho một người khác, giống như thể họ đã thò được ngón tay vào bộ não của bạn, bạn phải kéo chúng ra. Thật không may đó là điều bạn cần phải hoàn thành. Nhưng nếu bạn bắt đầu suy nghĩ tất cả mọi thứ cùng nhau, sự thật chính là khi một ai đó bước đến chỗ bạn và nói “ngươi là một kẻ tư bản, ngươi đang làm gì? Mọi người, gã này là một kẻ tư bản.”. Vâng, bạn biết đấy, hãy nhớ hình ảnh bức tranh, tất cả các ngón tay đều đang chỉ vào bạn, ‘bị buộc tội, bị buộc tội, bị buộc tội, thật nhục nhã, thật nhục nhã, thật nhục nhã’, tất cả các ngón tay đều đang chỉ về một hướng. Bạn biết đấy, cô gái trong tầm ngắm kia đang sắp sửa cảm thấy như vầy5, nhưng cô ấy, bạn biết là cô ấy có thể sắp sửa trở nên như thế này6, rằng tất cả những ngón tay kia chẳng có gì trừ khi họ lấy được súng. Những ngón tay đó không làm bạn sợ hãi và khi họ lấy được súng, họ cũng chẳng khiến tâm trí bạn sợ hãi, họ chỉ đơn giản là làm ngưng quá trình hoạt động. Tôi muốn kết thúc bài giảng này với câu trích dẫn đã mang tôi đến với chủ nghĩa Khách quan. Năm 1962, Ayn Rand đã nói chuyện tại M.I.T và tôi muốn, tôi không biết bất kỳ điều gì về nó, nhưng cách bà ấy tranh luận, tôi nghe bà ấy mô tả như là một cá nhân cấp tiến, và nó có vẻ tốt cho tôi. Tôi muốn đi nghe, và vâng, tôi là một người trẻ, với khả năng gạt sang một bên những suy nghĩ trong đầu mình. Tôi đã không, tôi không thể theo kịp ngữ âm, nhưng tôi đã nghe thấy rằng “con người có thể tập trung tâm trí của mình một cách có chủ đích đối với ý thức thực tại toàn vẹn, chủ động, có định hướng, hoặc con người có thể không tập trung vào bất kỳ điều gì và để tự bản thân bị cuốn vào tình trạng u mê của bán-nhận-thức,” (và tôi nghĩ: thật là thiên tài, đúng không? Tôi chỉ đang trong trạng thái u mê với bán-nhận-thức mà thôi.) “chỉ đơn thuần phản ứng lại bất kì tác nhân kích thích tình cờ nào đó ngay tại khoảnh khắc tức thời,” nghe có vẻ không tốt lắm, vâng, và tôi chuồn về phía chỗ ngồi của tôi và cố gắng tập trung hoàn toàn mà không biết rằng thật sự những phần sau của bài giảng là gì, tôi không hiểu được đến 1/10 bài giảng, nhưng tôi biết đó là điều quan trọng nhất mà tôi đã được nghe trong cuộc đời mình. Không có ai từng nói về nó trước kia trong khi nó rõ ràng là sự thật. Và người phụ nữ này đã mang đến một điều gì đó. Vì vậy, tôi muốn kết thúc với câu phát biểu đó, hi vọng mang đến cho bạn một ý thức nội tại về sự thật rằng “Bạn kiểm soát tâm trí của chính mình, đó là lý do thuyết cá nhân là đúng, và đó chính là điều mà thuyết tập thể muốn bạn lảng tránh”.

Theo dõi toàn bộ nội dung tại bài giảng tại Youtube channel Reason LLC Channel. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi.


Chú thích:
(1): ELAN JOURNO: tên của một diễn giả theo chủ nghĩa Khách quan.
(2): Kierkegaard (1813-1855) là triết gia người Đan Mạch thuộc trường phái Hiện sinh hữu thần.
(3): People are reality: people mang hàm ý là một số đông, nhóm người trong xã hội, tức là quan điểm cho rằng thực tại chính là những gì người khác/phần đông/hoặc số người có thẩm quyền cho là đúng và cá nhân phải tuân theo.
(4): Cần hiểu đúng ý của nội dung này, rằng ‘’không nghe theo” không đồng nghĩa với việc cãi lại những điều đúng đắn để làm những điều sai trái. Ở đây, nội dung muốn nhấn mạnh việc dùng trí óc để tư duy và xác định đúng sai chứ không đơn thuần là nghe theo toàn bộ những gì người lớn nói.
(5): Diễn giả dùng hình thể diễn tả động tác co người, che mặt theo phản xạ tự nhiên trước sự tấn công.
(6): Diễn giả dùng hình thể diễn tả hành động một người giơ ngón cái lên, thể hiện sự tự tin.


>> Xem các bài viết khác