Mưu cầu lợi ích cá nhân hay hi sinh vì người khác?

Image
Đây là bài phát biểu của Tara Smith tại hội nghị mùa hè 1999, gồm 06 bài giảng về chủ đề tư lợi. Trong bài giảng này, Tara nói về các định nghĩa về tư lợi, thái độ hướng đến tư lợi và hai đặc tính chủ yếu của hạnh phúc theo chủ nghĩa Khách quan.
Dưới đây là đoạn lược trích nói về hai khía cạnh chủ yếu của hạnh phúc.

Mối quan hệ giữa sự vị kỉ và hạnh phúc

Để hiểu thế nào là sự tư lợi thì hiểu được mục đích của sự tư lợi sẽ giúp ích cho điều đó. Bởi vì sự tư lợi là một khái niệm quen thuộc được sử dụng hàng ngày nhưng lại không được tham chiếu với ý nghĩ về mục đích hay mục tiêu cuối cùng của nó, điều đó rất dễ xảy ra đối với chúng ta – những người theo đuổi Chủ nghĩa khách quan. Nhưng dĩ nhiên, thật sự là, sự tư lợi không phải là vấn đề hành động để có được một chuỗi tưởng thưởng không liên quan gì. Sự tư lợi thể hiện sự gắn liền với mục đích, hành động, tất cả mục đích và hành vi của bạn, để phục vụ cho một mục đích bao quát lớn lao trong cuộc đời bạn, hoặc cụ thể hơn, là hạnh phúc của bạn. Để tôi nhắc nhớ cho các bạn câu nói của Rand, trong bài luận “Đạo đức của chủ nghĩa Khách quan” và đây là câu trích dẫn dài:

“Việc nuôi dưỡng cuộc sống và theo đuổi hạnh phúc không phải là hai vấn đề tách biệt. Xem cuộc sống của một người như là giá trị tối thượng của người đó; và xem hạnh phúc của bản thân như là một mục tiêu cao nhất - đó là hai khía cạnh của cùng một thành tựu. Về mặt đời sống, hoạt động theo đuổi các mục tiêu duy lý là hoạt động nuôi dưỡng cuộc sống của con người; về mặt tâm lý học, kết quả, phần thưởng và tặng phẩm đi kèm của nó là trạng thái hạnh phúc về cảm xúc.”

Vì thế, đó không phải là hai cuộc sống riêng biệt, ở hai đường ray mà chúng ta đối mặt trong đời; một cái hướng đến sự sống và một cái hướng đến hạnh phúc. Một lần nữa, quan điểm thực sự của tôi ở đây chỉ đơn thuần là chúng ta nên cân nhắc bản chất của hạnh phúc và nhìn nhận làm thế nào hạnh phúc có thể quyện chặt hoàn toàn với cuộc sống như là mục đích và tiêu chuẩn, bằng việc xác định cái gì thực sự là vì lợi ích của chúng ta, cái gì thực sự tốt cho chúng ta. Nhưng thông qua việc nhìn gần hơn vào mục tiêu của cuộc đời, vào hạnh phúc, chúng ta sẽ nghĩ ra những ý tưởng hay hơn về những thứ mà chúng ta cần phải làm để đạt được điều đó và có được nhiều thứ hơn từ những lợi ích cá nhân. Rõ ràng, chỉ cần nắm bắt được bản chất của hạnh phúc là các bạn có thể nắm bắt được cả khóa học rồi đúng không? Tôi chỉ muốn tập trung vào hai khía cạnh. Hãy cùng nhấn mạnh hai chức năng cụ thể của hạnh phúc.

Đầu tiên, thực tế, ‘hạnh phúc là chủ động’ theo nghĩa quan trọng. Một cuộc sống hạnh phúc là chức năng của chính hoạt động thuộc về cuộc sống đó. Tôi sẽ bàn luận nhiều hơn về điều đó ngay sau đây thôi nên cứ để tôi nói với các bạn về khái niệm rồi sẽ làm rõ sau nhé? Đầu tiên, ‘hạnh phúc là chủ động’ theo nghĩa quan trọng. Thứ hai, ‘hạnh phúc là tự tạo’. Đó là một thành tựu do chính bản thân đạt được cho mình, được chứ? Hạnh phúc là do con người đạt được cho chính mình.

Hạnh phúc là chủ động (active)

Hãy để tôi làm rõ một chút về từng khía cạnh này của hạnh phúc, về việc hạnh phúc chủ động như thế nào. Hãy để tôi lần nữa bắt đầu chủ đề bằng một câu nói của Rand – những trích dẫn rải rác mà chúng ta sẽ nghiên cứu cả tuần, được chứ?

“Hạnh phúc là trạng thái có ý thức được tạo ra từ việc một người đạt được giá trị của bản thân.” Vâng, đúng là như vậy, bà ấy gọi đó là điều cốt yếu. Nhưng điều này cũng có thể khiến cho một số người kết luận là hạnh phúc mang tính bị động; đến sau sự thích thú – là điểm đến mà bạn cố đạt được sau khi đã làm một vài thứ. Một phần, hạnh phúc đôi khi là cảm giác hài lòng chỉ nảy sinh ở đoạn cuối của sự nỗ lực, cùng với chiến thắng đạt được một số giá trị nào đó. Chẳng hạn, rất nhiều người theo chủ nghĩa Khách quan, gần đây đã vui mừng với tin tức, đặc biệt là khi họ đã từng tham gia vào chiến dịch về tem bưu điện Ayn Rand, phải không, khi mà họ cuối cùng cũng biết được là điều đó sắp xảy ra, họ rõ ràng là hạnh phúc, đúng không, và họ có thể không hạnh phúc như thế trong suốt những năm tháng thăng trầm mà họ viết biết bao lá thư, và tiếp tục như thế, cố gắng để điều này xảy ra. Nhưng một lẫn nữa, điều này có thể là điều gây nhầm lẫn khi suy ngẫm về hạnh phúc như là mục đích tổng quát của cuộc đời các bạn, chỉ để nghĩ hạnh phúc là kết quả; cuộc sống là hiện tại, chúng ta đang sống, chúng ta không muốn chỉ hạnh phúc vào tuổi xế chiều, phải không, khi chúng ta ở tuổi 75 hay cỡ như thế. Cuộc sống không chỉ bao gồm những hành động, mà còn là sự ý thức nữa, phải không? Các bạn làm điều gì đó và sau đó các bạn suy ngẫm hoặc cảm nhận về điều đó, giống như một vòng lặp thức dậy và đi ngủ; thức dậy rồi đi ngủ. Ý thức – trạng thái ý thức – và hạnh phúc là trạng thái có ý thức. Ý thức là điều luôn đồng hành – nó luôn ở đó; các bạn có thể quan tâm nhiều hoặc ít hơn cho rất nhiều thứ trong tâm trí các bạn, nhưng ý thức vẫn luôn ở đó, nó không mất đi. Để sống hạnh phúc, điều còn sâu sắc hơn cả việc có tâm trạng tốt, tâm trạng tốt là vì đội của bạn đã thắng trong trận đấu tối qua hoặc hôm nay là một ngày đẹp trời, đúng không? Để là một người hạnh phúc, tức là hài lòng một cách sâu sắc đối với sự tồn tại của một con người, cần nhiều hơn là những giai đoạn thỉnh thoảng hài lòng có được từ việc đạt được điều gì đó. Trong nghĩa nào đó, đối với một người hạnh phúc lý tưởng, hạnh phúc luôn luôn lan ra bởi vì cuộc đời của người này là một dòng chảy không ngừng để đạt được các giá trị. Giờ, tôi cho là, theo nghĩa xác định nào đó, hạnh phúc luôn lan ra, phải không? Tôi cho là vậy bởi vì việc đó có thể là một phát biểu thậm xưng hoặc không phải là phương thức biểu đạt luận điểm này chính xác nhất. Chắc chắn tôi không có ý là người thực sự hạnh phúc sẽ không bao giờ phải trải nghiệm sự thất vọng hay vỡ mộng hay những nỗi đau hoặc tâm trạng tồi tệ. Tôi cũng không có ý nói là người đó sẽ luôn có tâm trạng tốt, hoặc gặp bất cứ một người thực sự hạnh phúc nào ở bất kì thời điểm nào trong ngày thì người đó thật sôi nổi, tươi tỉnh, hoạt bát và, rất ồn ào, được chứ? Rõ ràng, về cốt lõi cơ bản, một người hạnh phúc thực sự có thể trải qua những thời điểm khó khăn, có thể chịu đựng những mất mát nghiêm trọng, có thể cảm nhận được những mất mát đó, ý tôi là, các bạn biết đấy… nếu người đó khỏe mạnh thì sẽ cảm nhận được những cảm giác đó và những cảm giác đó không phải lúc nào cũng tích cực. Nhưng hạnh phúc có liên hệ đến sự hài lòng sâu sắc nhất mà các bạn có thể có được; đó chính là chức năng của những hành động của các bạn. Trong khi cuộc sống là một chuỗi câu chuyện của…, hãy nói là, cuộc sống là một hoạt động tiếp diễn, thì cuộc đời hạnh phúc lý tưởng là chuỗi các hành động mà được đặc trưng bởi một người đạt được các mục tiêu trong đời mình và tận hưởng sự hài lòng tương ứng về mặt tâm lí. Trong nghĩa rộng nhất của thuật ngữ, điều khiến cho cuộc sống trở nên hạnh phúc chính là bản chất của nó được chỉ dẫn bởi cách thức xa hơn nữa của đời sống . Một người sẽ hạnh phúc khi chuỗi hành động của người đó thiết lập nên cuộc đời mình, tiến hành những nâng cấp trong suốt cuộc đời mình. Hạnh phúc, về cơ bản, xuất phát từ việc cuộc sống có cải thiện. Vì thế, một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh, hạnh phúc là một chức năng của hoạt động; sẽ là sai lầm nếu chỉ nghĩ hạnh phúc là một phần tách rời, là kết quả sau đó. Trong cuốn Suối nguồn, Roark nói rằng “để làm được việc gì đó thì người ta phải yêu việc mình đang làm ”. Người khác hài lòng với việc của bạn không phải là động lực, cũng không phải là phần thưởng, càng không phải lý do để bạn làm việc. Tôi sẽ trích dẫn câu nói của Roark:

“Cái duy nhất có ý nghĩa, mục tiêu của tôi, phần thưởng của tôi, khởi đầu và kết thúc của tôi là chính bản thân công việc.” Hay nói cách khác, hạnh phúc của anh ấy là làm việc. Anh ấy không chăm chỉ đến mức anh ta có thể đứng bên kia đường đối diện với công trường xây dựng; trong một lúc nào đó và cảm thấy, ‘à, ồ, tôi hạnh phúc, tôi hài lòng’; sau đó, anh ấy không gấp gáp chạy về văn phòng để mà có thể đi thăm các địa điểm khác suốt dọc đường trong vài tháng và cảm thấy hạnh phúc một lần nữa; sau đó, không hạnh phúc trong những tháng ngưng công việc. Hạnh phúc của anh ấy là những giờ quần thảo với công việc - giải quyết những vấn đề khó khăn, tạo nên những công trình. Một lần nữa, vấn đề ở đây không phải là người hạnh phúc không bao giờ đối mặt với sự thua cuộc hay thất bại. Roark chắc chắn là có trải qua, chúng ta cũng vậy - những con người thực sự (bao gồm cả những người thành công nhất và những người thực sự có phẩm giá nhất). Căn cứ vào sự thất bại rằng chúng ta thỉnh thoảng đau khổ, các bạn sẽ tự hỏi ‘làm sao các bạn có thể trở nên hạnh phúc, làm sao có thể cảm nhận sự hài lòng từ việc đạt được các giá trị khi mà trong số đó có một vài giá trị chưa thể đạt được?’ Vậy, hãy lưu ý điều này thật nhiều, bằng việc sống đúng đắn, sống duy lý và đạo đức, các bạn đã đạt được những giá trị cao nhất – có lý lẽ, có mục đích và có tự tôn, được chứ? Các bạn không thể đảm bảo, không thể kiểm soát mọi thứ, những thứ khác sẽ xảy ra, ảnh hưởng đến các giá trị của các bạn nhưng các bạn đang thật sự, thật sự là phiên bản tốt nhất của chính mình đối với những gì các bạn có thể kiểm soát, các bạn đang đạt được các giá trị quan trọng nhất, một lần nữa, đó là những gì tùy thuộc vào các bạn ngay cả khi trong lúc các bạn đang phải đối mặt với những khó khăn nào đó, được chứ? Được rồi, vậy hạnh phúc là chủ động, chủ động trong việc thực hiện.

Hạnh phúc là tự-tạo (self-generated)

Hãy cùng chuyển qua khía cạnh thứ hai mà tôi muốn nhấn mạnh về hạnh phúc. Bởi vì hạnh phúc là một chức năng của việc sống tốt, và khi một người đang làm chủ đời mình, chỉ có người đó là có thể sống thật tốt cuộc đời của mình. Do đó, hạnh phúc là tự tạo. Việc “một người có hạnh phúc hay không”, về cơ bản, tùy thuộc vào người đó. Trong phát biểu của Galt , Rand viết rằng chỉ có phẩm giá của chính mình mới có thể đạt được hạnh phúc. Roark trong cuốn Suối Nguồn (đổi qua cuốn sách khác), anh ấy đã gợi ý một nguyên tắc – chính là hạnh phúc là tự tạo – trong một phân đoạn, khi anh ấy nói với Peter, “Tôi không nghĩ rằng một người có thể làm tổn thương người khác, ít nhất là không theo cách nào đáng kể cả. Không thể làm tổn thương cũng như giúp đỡ anh ta.”. Quan niệm này là, chỉ có tự bản thân mỗi người mới sống và có được hạnh phúc cho chính mình, trên con đường của chính mình. Hạnh phúc là điều phải được tạo ra cho chính mình. Một chút cứng rắn hơn, hãy suy ngẫm về thỏa thuận giữa Roark và Keating về việc để Roark thiết kế Cortlandt. Peter sẽ nhận được toàn bộ số tiền, những lời tán dương, bước tiến về sự nghiệp theo hứa hẹn trong thỏa thuận nếu giữ bí mật về thỏa thuận của họ là Roark mới là người thiết kế tòa nhà. Vậy thì, tại sao Roark lại đồng ý với thỏa thuận này? Anh ấy có lý lẽ, thông minh và ích kỉ. Lợi ích cá nhân của anh ấy trong tình huống này là như thế nào? Peter đã nêu lên câu hỏi này. “Mọi người sẽ nói cậu là đồ ngốc, Howard vì tôi sẽ có mọi thứ.”. Một phần lời đáp của Roark như sau: “Anh sẽ nhận được tất cả những gì mà xã hội có thể ban phát cho một người.[…] Tôi sẽ lấy được cái mà không một ai có thể ban phát cho một người, ngoại trừ chính bản thân anh ta. Tôi sẽ là người xây dựng Cortlandt.”. Nói cách khác, Roark hạnh phúc hơn khi làm việc này, đó là điều giúp nâng cấp cuộc sống của anh ấy. Những gì người khác có thể cho anh ấy, như sự tán thưởng và tiền bạc mà Peter sẽ nhận, không quan trọng đối với lợi ích cá nhân của Roark. Hạnh phúc là tự tạo. Rõ ràng, một người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các sự kiện vượt ngoài tầm kiểm soát của mình vì điều tốt hoặc xấu: Một tai nạn xe hơi gây tê liệt hệ thống giao thông, một quân bài đúng ở Vegas, có thể đem lại những ảnh hưởng kéo dài suốt đời người. Tương tự, một số của cải bên ngoài, sức khỏe tối thiểu hoặc sự thịnh vượng – Tôi xin lỗi, không phải là sức khỏe tối thiểu – sự thịnh vượng tối thiểu, ít nhất thì một khoản tiền có được một cách tử tế và sức khỏe, những thứ đó đều cần thiết cho hạnh phúc, được chứ. Tôi không nói những điều trên cần thiết cho phẩm giá mà nói là chúng cần thiết cho hạnh phúc. Nhưng điều tôi muốn các bạn quan tâm là những điều đó vẫn chưa đủ. Bản chất của hạnh phúc nằm ở cách con người quản lý những gì thuộc phạm vi kiểm soát của người đó. Dù là trải nghiệm may mắn hay xui xẻo thì điều ảnh hưởng cuối cùng sẽ phụ thuộc vào cách con người xử lí tình huống, cách con người đề ra mục đích và lý lẽ mà con người chọn để theo đuổi mục đích đó. Hàng ngày, con người lãng phí cơ hội và may mắn của họ. Vì vậy, trong khi các sự kiện bên ngoài có thể ít nhiều đưa đến hạnh phúc cho một người trong phạm vi hạnh phúc là một chức năng của hoạt động, đó là mục tiêu rằng một người phải giành được hạnh phúc cho chính mình. Kết cục cuối cùng của việc này là “các bạn không thể khiến cho người khác hạnh phúc.” Các bạn chỉ có thể trao tặng hạnh phúc cho chính mình. Hạnh phúc không thể được chuyển giao từ người này sang người khác. Tuy nhiên, một người có thể thiện chí hay yêu thương hay rộng lượng, đúng vậy, ý tôi là các bạn có thể nói về chồng hay vợ của mình tùy vào mức độ các bạn muốn giải quyết vấn đề này hay là giúp người kia thoát khỏi sự căng thẳng của bản thân hoặc bất cứ gì, các bạn không thể chuyển giao hạnh phúc, không thế trao hạnh phúc cho người khác. Các bạn có thể thực hiện đủ kiểu giúp đỡ từ vật chất đến tinh thần, đó thực sự là lòng tốt chân thành nhưng các bạn không thể sống cho người khác, không thể đạt được các giá trị cho người khác và không thể truyền đạt cho người khác “niềm hạnh phúc là sự hài lòng có được từ việc đạt các giá trị”. Hạnh phúc là chức năng không thể tách rời với phương thức làm chủ đời sống của một người, được chứ? Đó là những gì tôi muốn nói khi nhấn mạnh vào khía cạnh tự tạo của hạnh phúc.

Theo dõi toàn bộ nội dung tại Youtube channel Reason LLC Channel để có thể tự tìm thấy câu trả lời cho chính mình.
Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi.


>> Xem các bài viết khác